Zinc - kẽm là gì? Tác dụng của kẽm, dấu hiệu thiếu kẽm và cách bổ sung

Kẽm là chất dinh dưỡng thiết yếu trong cơ thể, đảm nhận nhiều vai trò quan trọng. Vậy bạn có biết kẽm là gì? Ngay bây giờ, chuyên mục Mẹo vào bếp của Yến sào Biển Đông sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về câu hỏi này nhé!

1.Kẽm là gì?

Kẽm (Zinc) là một trong những chất quan trọng cho cơ thể, tuy nhiên cơ thể chúng ta lại không thể tự sản xuất ra kẽm mà phải bổ sung bằng các nguồn thực phẩm.

Kẽm tham gia vào quá trình tăng trưởng và phát triển, tổng hợp DNAprotein, giúp làm lành vết thương và hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả,...

Kẽm là gì?

2.Zinc (Kẽm) có tác dụng gì?

Tăng cường miễn dịch

Kẽm có vai trò quan trọng trong chức năng của tế bào miễn dịch và tín hiệu tế bào, nếu thiếu hụt kẽm, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ phản ứng kém và suy yếu.

Việc cung cấp đầy đủ kẽm sẽ giúp kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch, cũng như giảm stress oxy hóa

Một nghiên cứu cho thấy rằng, việc sử dụng 80 - 92mg kẽm mỗi ngày có khả năng giúp bạn nhanh hết cảm cúm thông thường đến 33%.

Trong một báo cáo khác kết luận, việc đảm bảo cơ thể đủ kẽm còn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch tốt đối với người lớn tuổi.

Tăng cường miễn dịch

Nhanh lành vết thương

Tại bệnh viện, kẽm thường được sử dụng cho việc giúp nhanh lành vết bỏng cũng như những vết thương ngoài da khác.

Bởi vì khoáng chất này có lợi cho quá trình tổng hợp collagen, chức năng miễn dịch và chống viêm.

Một nghiên cứu cho thấy, những người bị loét chân do tiểu đường có sự cải thiện đáng kể tình trạng loét ngoài da khi dùng 200mg kẽm mỗi ngày.

Nhanh lành vết thương

Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tuổi tác

Kẽm thúc đẩy các hoạt động của tế bào T và tế bào NK (tế bào tiêu diệt tự nhiên), từ đó giúp tránh nhiễm trùng, hạn chế được các bệnh phát sinh có liên quan.

Với người lớn tuổi, việc bổ sung kẽm sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, suy giảm trí nhớ,... đây vốn là những căn bệnh thường xuất hiện ở những người cao tuổi.

Theo một nghiên cứu cho biết, các đối tượng là người lớn tuổi khi bổ sung 45mg kẽm mỗi ngày có khả năng giảm tỷ lệ nhiễm trùng đến 66%.

Ngoài ra, theo kết quả của cuộc nghiên cứu khác, khi dùng kết hợp kẽm với các chất chống oxy hóa khác như vitamin Evitamin C,... giúp tránh nguy cơ mất đi khả năng thị lực và giảm nguy cơ cho bệnh AMD tiến triển.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tuổi tác

Hỗ trợ điều trị mụn

Nếu là người quan tâm đến skincare, chăm sóc da mặt, chắc hẳn bạn đã quen thuộc với thành phần kẽm rồi đúng không?

Nghiên cứu cho thấy, kẽm có khả năng giải quyết được tình trạng viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn P. acnes cũng như giảm tiết đáng kể lượng dầu nhờn gây bít tắc lỗ chân lông.

Hỗ trợ điều trị mụn

Giảm viêm

Trong một báo cáo cho kết quả rằng, những người thuộc độ tuổi 40 khi dùng 45mg kẽm mỗi ngày đã giảm đi nhiều dấu hiệu viêm nhiễm.

Đó là vì kẽm có chức năng làm giảm stress oxy hóa và giảm đi một số protein gây viêm trong cơ thể, từ đó giúp chống viêm hiệu quả.

Giảm viêm

3.Dấu hiệu thiếu, thừa kẽm

Trường hợp thiếu kẽm

Đối tượng dễ bị thiếu kẽm

Có thể thấy, kẽm là dưỡng chất quan trọng, nếu thiếu kẽm có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Các đối tượng sau đây có khả năng thiếu kẽm, bạn cần chú ý bổ sung cho phù hợp:

  • Những người đang mắc bệnh đường tiêu hóa.
  • Người ăn chay và người ăn chay trường.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Những người bị suy dinh dưỡng, mắc chứng biếng ăn.
  • Những người lạm dụng rượu,...

Đối tượng dễ bị thiếu kẽm

Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu kẽm

Việc kiểm tra xem bạn có đang thiếu hụt kẽm hay không bằng cách xét nghiệm đôi khi không cho kết quả chính xác, vì cơ thể kiểm soát chặt chẽ nên khó phát hiện.

Các bác sĩ sẽ xem xét đến các dấu hiệu nhận biết cùng kết quả kiểm tra máu để đưa ra kết luận cho bạn.

Các dấu hiệu bao gồm: tiêu chảy, miễn dịch kém, tóc mỏng, giảm cảm giác thèm ăn, tâm trạng không ổn định, da khô, khó chữa lành vết thương,...

Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu kẽm

Trường hợp thừa kẽm

Dấu hiệu nhận biết cơ thể thừa kẽm

Kẽm sẽ rất tốt với chúng ta, với điều kiện bạn cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Việc lạm dụng kẽm sẽ dẫn đến các tình trạng như: Buồn nôn và ói mửa, ăn không ngon, bệnh tiêu chảy, chuột rút ở bụng, nhức đầu, giảm chức năng miễn dịch,....

Ngoài ra, bổ sung quá nhiều kẽm có thể dẫn đến sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho thể.

Dấu hiệu nhận biết cơ thể thừa kẽm

Phòng tránh việc thừa kẽm

Nắm được lượng dùng phù hợp, sẽ giúp bạn tránh việc bổ sung kẽm quá nhiều gây dư thừa, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lượng khuyến cáo cho việc sử dụng kẽm là 11mg đối với nam giới trưởng thành và 8mg đối với nữ giới trưởng thành.

Còn với phụ nữ mang thai và cho con bú, dựa trên báo cáo cho thấy, đối tượng này nên tiêu thụ 11 - 12 mg kẽm mỗi ngày.

Phòng tránh việc thừa kẽm

4.Nguồn thực phẩm giàu kẽm

Các nhóm thực phẩm sau đây sẽ giúp bổ sung lượng kẽm cho cơ thể, mời bạn tham khảo:

Nguồn thực phẩm giàu kẽm