Khám phá các loại sâm quý ở Việt Nam được ưa chuộng và phổ biến nhất

Sâm là loại cây quý hiếm và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ người sử dụng. Trên thế giới có rất nhiều loại sâm được ưu chuộng và Việt Nam cũng có rất nhiều loại sâm được cả thế giới săn đón. Hãy cùng trang chuyên mục Mẹo vào bếp để tìm hiểu kỹ hơn về những loại sâm này nhé!

1.Các đặc điểm của cây nhân sâm

Cây nhân sâm thường mọc tự nhiên trong rừng hoặc sẽ được nuôi nhân tạo, nhân sâm thuộc họ cuồng cuồng. Nhân sâm được phát triển phần lớn ở các nước như là ở Hàn Quốc, Triều Tiên.

Cây nhân sâm được trồng ở dưới đất, sống rất lâu năm và chúng chỉ cao khoảng 0.6m. Hầu hết các loại nhân sâm đều có đặc điểm hình thù giống nhau và đều mang lại lợi ích sức khoẻ cho người tiêu dùng.

Các đặc điểm của cây nhân sâm

2.Các loại sâm trồng ở Việt Nam

Sâm là loại dược phẩm tốt cho sức khoẻ và được nhiều người ưu chuộng. Nhân sâm có nhiều công dụng bổ ích như phát triển não bộ, hỗ trợ giảm thiểu ung thư, ngăn ngừa lão hóa,... Ở Việt Nam cũng có rất nhiều loại sâm quý có tác dụng tốt. Nổi bật nhất có lẽ là 9 loại sâm sau đây

Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh hay còn gọi với rất nhiều tên khác như sâm trúc, sâm khu năm, củ ngải rọm con, cây thuốc giấu, sâm Việt Nam. Sâm Ngọc Linh là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới và được đánh giá là một trong những loại sâm tốt nhất trên thế giới.

Sâm Ngọc Linh mọc ở nơi có độ cao trên 1.200m sâm có kích thước khoảng 40 - 100cm, có màu xanh lục hoặc tím, đường kính thân khoảng 4mm. Sâm Ngọc Linh thường mọc chủ yếu ở Quảng Nam, Kon Tum, Lâm Đồng.

Sâm Ngọc Linh

Sâm Đương Quy

Sâm Đương Quy có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng hiện nay những loại sâm này được trồng nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Hòa Bình, Đà Lạt, Lâm Đồng,… Sâm Đương Quy có tên khoa học là Angelica Sinensis, thuộc họ Hoa tán.

Sâm Đương Quy thường mọc ở những nơi có khi hậu ẩm mát, cây có lá hình mác dài, cây có cuống ngắn hoặc không cuống. Hoa thường mọc thành cụm và có màu trắng lục nhạt.

Sâm Đương Quy chứa rất nhiều loại vitamin giúp cho sức khoẻ được khoẻ mạnh, trong đó phải kể đến hàm lượng tinh dầu có trong nhân sâm. Đây là thành phần đặc biệt nhất quyết định tác dụng của sâm Đương Quy (hàm lượng tinh dầu lên đến 0.26%).

Sâm Đương Quy

Sâm Bố Chính

Sâm Bố Chính có tên khoa học là Hibiscus sagittifolius Kurz, thuộc họ Malvaceae  và còn được gọi là nhân sâm Phú Yên, sâm báo, sâm thổ hào. Sâm Bố Chính thường mọc ở những vùng núi thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An như Nam Đàn, Hương Sơn, Thanh Chương.

Sâm Bố Chính có chiều cao khoảng 0.3 - 1m, gốc rễ của nhân sâm có màu trắng hoặc vàng nhạt, mập và to bằng ngón tay cái, rễ thường có đường kính khoảng 1.5 - 2cm. Sâm Bố Chính có khả năng giúp ngăn ngừa bệnh thiếu ngủ, thiếu máu, động kinh, chống suy nhược thần kinh,...

Sâm Bố Chính

Sâm Quy Đá

Sâm Quy Đá có xuất xứ từ Trung Quốc và ngày nay được trồng nhiều ở Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang,... Hầu hết các bộ phận có trên cây như lá, thân, rễ, củ đều sẽ được sử dụng làm thuốc.

Sâm Quy Đá có quả màu xanh, nhân sâm chuyển sang màu vàng khi chín. Củ của sâm dài, rễ bám rất chắc vào đất, sâm có tuổi càng lớn thì củ sâm càng to, có màu vàng nhẹ và mùi thơm, mùi của sâm Quy Đá khá giống với mùi của sâm Ngọc Linh.

Sâm Quy Đá chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như vintamin B12,.. Nhờ đó chúng có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, giảm phong thấp, chống suy nhược cơ thể, thiếu máu,…

Sâm Quy Đá

Sâm Tam Thất Bắc

Sâm Tam Thất Bắc thường sẽ phổ biến và trồng nhiều ở các nước như Triều Tiên, Trung Quốc, Hàn Quốc. Còn ở Việt Nam, cây Tam Thất Bắc thường được trồng tại một số tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai,... và chúng có tên khoa học là Panax Pseudoginseng.

Sâm Tam Thất Bắc có chứa các chất như acid amin,sterol hơn nữa còn các nguyên tố canxi và sắt. Ngoài ra, trong Tam Thất Bắc còn có 2 loại chất Saponin  là Arasaponin A, Arasaponin B. Bề ngoài của sâm sần sùi và khá cứng, không như các lại sâm khác.

Sâm Tam Thất Bắc

Sâm Đại Hành

Sâm Đại Hành có tên khoa học Eleutherine bulbosa, thường được gọi với những cái tên khác như hành lào, phong nhạn, tỏi đỏ, tỏi lào, hành đỏ, tỏi đỏ, co nhọt, thuộc họ La dơn. Sâm Đại Hành thường mọc ở các ven núi hay sườn đồi ở các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Tây, Hòa Bình...

Sâm Đại Hành có chiều cao khoảng 30cm, củ của sâm khá giống như củ hành, có lớp vỏ bên ngoài màu đỏ còn bên trong có màu đỏ nâu hoặc nâu hồng. Lá của cây có dạng hình mác rộng 3 - 5cm, dài 40 - 50cm, hoa có màu vàng nhạt và mọc thành từng chùm.

Các bộ phận như rễ và thân sẽ được dùng làm thuốc. Sâm Đại Hành có công dụng làm giảm đau đầu, mệt mỏi và ho.

Sa Sâm

Sa Sâm thuộc họ cây thân thảo, có tên khoa học là Launaea pinnatifida Cass và thường được gọi với cái tên khác là Sa Sâm nam. Sa Sâm khác với những loại sâm khác ở chỗ là chúng hay mọc ở những ven bờ biển và nhất là ở các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nam, Nam Định.

Sa Sâm có chiều cao trung bình khoảng 15 - 25cm, hoa có màu vàng, cuống ngắn và thường mọc ở phần gốc, rễ màu vàng nhạt, mềm và là bộ phận chính để dùng làm thuốc, cây thường được thu hoạch vào tháng 3 - 4 hoặc 8 - 9 hàng năm. Sa Sâm có công dụng làm giảm các bệnh như ho, ho khan, viêm phế quản mạn tính.

Sa Sâm

Sâm cau

Sâm cau có những tên gọi khác như tiên mao, ngải cau, cồ nốc lan, họ Tỏi voi lùn và tên khoa học hay gọi là Curculigo orchioides Gaertn. Sâm cau khá phổ biến ở những vùng ven núi những tỉnh ở miền Bắc. Sâm cau sinh trưởng ở những nơi có điều kiện ánh sáng ít, không khí ẩm ướt.

Lá cây thường dài và mọc thành túm, hình mũi mác xếp nếp như lá cau. Có nhiều loại sâm cau khác như: Sâm cau đỏ, Sâm cau đen, Sâm cau trắng và cả 3 loại này đều có công dụng giúp giảm ngứa ở ngoài da bằng cách giã nát rồi đắp lên da.

Sâm cau

Cát sâm

Cát sâm thuộc họ Đậu, có tên khoa học là Millettia speciosa Champ và thường được gọi bằng những tên như sâm chuột, sâm nam, sơn liên ngẫu, đại lực thự, ngư đại lực. Thường mọc ở những tỉnh phía Bắc. Lá của cây khi còn non có lớp lông mềm màu xanh xám phủ ở bên ngoài.

Cát sâm là cây thân gỗ, cây có kích thước trung bình, cành mọc vươn dài có thể lên đến hàng mét, rễ phình to và mọc sâu dưới mặt đất.

Cát sâm có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, nâng cao hệ miễn dịch, long đờm, chống ho...

Cát sâm

Trên đây là bài giới thiệu về các loại sâm quý, các loại sâm quý ở Việt Nam Yến sào Biển Đông muốn gửi đến các bạn, hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp ích cho bạn. Hãy thường xuyên ghé vào trang chuyên mục Mẹo vào bếp để có thêm nhiều bài hữu ích hơn nữa nhé!