Yến sào đối với người bị ung thư

Yến sào là thực phẩm cao cấp và bổ dưỡng. Tuy nhiên nhiều người không biết lợi ích sức khỏe khi ăn yến sào như thế nào. Người bị ung thư có ăn được yến sào, sử dụng tổ yến như thế nào để hấp thu tối đa dưỡng chất. Yến sào Biền Đông sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé.

 Tổ chim yến được tạo thành từ nước dãi của loài chim yến. Yến sào là thực phẩm vô cùng giàu dinh dưỡng đặc biệt là các loại axit amin. Trong yến sào có chứa đến hơn 18 loại axit amin cực kỳ bổ dưỡng mà một số loại cơ thể không tự tổng hợp được. Bên cạnh đó, yến sào có chứa hơn 55% protein không béo, tùy thuộc vào từng loại yến rất tốt cho phổi và ngăn ngừa cúm, bồi bổ trí não và làm đẹp da.

Vậy người bệnh ung thư có được ăn yến sào không?

Bệnh ung thư thực chất là sự phát triển ngoài tầm kiểm soát của một số tế bào bên trong cơ thể. Các tế bào được nuôi dưỡng bởi mạch máu với số lượng ở mức cân bằng, không cung cấp quá nhiều dinh dưỡng cho tế bào. Khi hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng, tăng sinh mạch máu bất thường, làm chất dinh dưỡng cung cấp cho tế bào cũng nhiều lên khiến chúng phát triển một cách đột biến gây ra ung thư.

Trước đây từng xuất hiện tin đồn ăn yến sào làm tăng sinh các tế bào ung thư, khiến mầm bệnh lan rộng trong cơ thể, thúc đẩy quá trình di căn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh ăn yến sào hoàn toàn không làm tăng sinh tế bào ung thư.

Khi một người mắc ung thư, các tế bào hoạt động bất thường cộng với tâm lý bi quan sa sút trầm trọng, ăn uống kém khiến cơ thể suy kiệt nhanh chóng. Lúc này, người bệnh cần được bồi bổ để tăng cường thể trạng và ăn yến sào là thực phẩm cần thiết.
Trong tổ yến có chứa các acid amin có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da. Thành phần tyrosin và acid syalic giúp thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh khi cơ thể xạ trị hay tổn thương hồng cầu…

Cách sử dụng yến sào đối với người ung thư

Chúng ta thường mắc sai lầm khi sử dụng tổ yến gây phản tác dụng. Cụ thể, nhiều người cho rằng ăn tổ yến thường xuyên mới bổ sung đủ dinh dưỡng, đặc biệt ở người cao tuổi gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Nhiều người cho rằng tổ yến có thể sử dụng bất kể thời điểm trong ngày như bữa sáng, trưa, chiều, tối. Một số người khác coi yến sào như siêu thực phẩm nên tùy tiện sử dụng. Những người mắc các bệnh: Ho nhiều đàm loãng, viêm nhiễm ngoài da, viêm gan, vàng da, vieêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu, cơ thể gầy yếu... không nên ăn yến sào vì lúc này chức năng tì vị của cơ thể còn kém không có khả năng hấp thụ các dưỡng chất trong tổ yến


Vậy sử dụng yến sào như thế nào là đúng cách? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bệnh ung thư, người già, người mới mổ dậy, người có bệnh… nên ăn khoảng 2-3 gam yến tinh/ngày. 
Người bệnh nên ăn yến sào vào thời điểm trước khi đi ngủ 1 tiếng. Cụ thể là 9h tối, là thời điểm vàng để cơ thể hấp thu dưỡng chất từ tổ yến.


Nếu có thể, người bệnh cũng nên ăn thêm yến sào trước khi ăn sáng khoảng 1 tiếng, các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ triệt để. Lưu ý không nên sử dụng tổ yến sau khi ăn no vì khả năng hấp thụ lúc no bụng là rất kém.


Yến sào Biển Đông lưu ý các gia đình không nên dùng lò vi sóng để hấp lại chén yến để trong tủ lạnh bởi năng lượng từ lò vi sóng có thể làm bốc hơi các dưỡng chất trong tổ yến. Sợi yến nên được hấp cách thủy, cấm kị nấu với lửa trực tiếp với nhiệt độ trên dưới 100 độ C.

Cần lưu ý cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư. Không nên chưng yến quá lâu, chỉ nên chưng yến từ 20-30 phút là đủ thời gian để tổ yến mềm, dai mà vẫn giữ được mức độ giòn ngon.