Yến sào đối với người bị suy thận

Đối với người suy thận, vấn đề dinh dưỡng là vô cùng quan trọng cả trong lúc điều trị chạy thận hay không. Người bệnh suy thận cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhưng lại hạn chế muối, kali, phốt pho,… Vậy nên, nhiều người thắc mắc: “Suy thận có ăn yến được không?” Mong rằng bài viết của yến sào Biển Đông dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.

Người bệnh suy thận có ăn được tổ yến không?

Suy thận được biết đến là căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, do các chức năng lọc máu, đào thải chất thải ra khỏi cơ thể bị mất dần. Chính vì thế, với những bệnh nhân bị suy thận, cần phải lựa chọn, suy nghĩ kỹ trước khi nạp bất kỳ thức ăn nào vào cơ thể để có thể thích hợp với cơ thể và tình trạng thái sức khỏe, nhằm hạn chế tối đa áp lực lên thận, giúp bảo tồn các chức năng, tránh bệnh tình trầm trọng hơn.

Yến sào trong Đông y là một vị thuốc quý, tác dụng làm sạch phổi, tăng đề kháng, giúp người bệnh hồi phục sau quá trình điều trị rất tốt.

Không những thế, yến sào được coi là món ăn bổ dưỡng khi mà nó có thể giúp những người suy nhược, biếng ăn, mệt mỏi, khí huyết kém lưu thông, mất ngủ, tim đập nhanh, nóng trong người, mệt mỏi do uống nhiều rượu bia, gầy ốm, da vàng,… mau chóng hồi phục.

Trong tổ yến có chứa tới tận 18 loại acid amin khác nhau. Đây là những acid amin mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được, nên rất tốt cho trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang trong thai kỳ,… Trong đó có nhiều người mắc bệnh về thận cũng cần thiết.

Trước đây, tổ yến được coi là món ăn sang trọng, chỉ những người giàu có bậc nhất như vua chúa mới có thể thưởng thức. Trong Đông y, tổ yến có tính bình, vị ngọt, có công dụng đặc biệt trong việc làm sạch phổi, tăng cường dưỡng chất, hỗ trợ hoạt động của thận.

Còn theo Tây y, trong yến sào có chứa nhiều loại acid amin cần thiết cho cơ thể, cùng gần 30 loại khoáng chất giúp cơ thể phát triển, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hồi phục sau quá trình điều trị nhiều bệnh.

Đối với những người đang bị mắc bệnh suy thận, thì việc bổ sung đạm vào cơ thể là điều vô cùng quan trọng, nhất là những nguồn protein từ thiên nhiên. Trong tổ yến có hàm lượng protein tự nhiên rất cao, nên nó có thể giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ mà không sợ bị khó tiêu.

Không những thế, tổ yến còn có chứa nhiều hoạt chất với tác dụng rất tốt đối với thận. Bao gồm những chất:

  • Tyrosine: Đây là một loại acid amin được biết đến với công dụng tăng cường và hỗ trợ các chức năng của tuyến thượng thận, nó giúp cho thận của người bệnh có thể hoạt động trơn tru hơn.
  • Serine, Threonine: Là những chất có công dụng làm tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng và cũng giúp hỗ trợ hấp thu các dưỡng chất.
  • Valine: Là chất giúp cân bằng đường huyết và giúp phục hồi những tế bào đang bị tổn thương.

Không những thế, trong quá trình đang điều trị, những người bệnh suy thận thường xuyên bị mệt mỏi và có cảm giác chán ăn. Nếu ăn yến sào thì có thể giúp cho những người bệnh giảm bớt triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, thúc đẩy quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn.

Người suy thận có uống được nước yến không?

Để cho yến sào có thể phát huy được tối đa tác dụng của nó, thì cần phải sử dụng đúng cách và đúng mục đích. Vậy đâu là cách sử dụng yến sào hiệu quả nhất?

Theo ý kiến của các chuyên gia, những bệnh nhân suy thận nên ăn yến sào 3 lần mỗi tuần, sử dụng khoảng 10-15g mỗi lần. Khi người suy thận ăn yến, họ sẽ tận dụng được những lợi ích mà yến có thể mang lại. Người bệnh cũng có thể chế biến yên bằng những cách khác nhau, mục đích là để mỗi lần ăn hương vị sẽ khác nhau, sẽ không bị nhàm chán. Cách ăn yến sào hiệu quả như sau:

  • Nên ăn yến vào lúc bụng đang đói, khi mới ngủ dậy, có thể ăn trước lúc đi ngủ buổi tối.
  • Chỉ nên dùng 2-3 lần mỗi tuần, tổng lượng sử dụng mỗi lần chỉ khoảng 10-15g;
  • Có thể chế biến món cháo yến, tổ yến chưng đường phèn, súp yến, chè yến,… đều có những hiệu quả nhất định.

Ngoài những vấn đề trên, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý thì quá trình hồi phục mới mau chóng cải thiện được. Cụ thể như:

  • Không được ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường,
  • Không sử dụng các chất kích thích như cafe, rượu, bia, thuốc lá…
  • Không dùng thuốc giảm đau, sẽ ảnh hưởng tới chức năng thận.
  • Tránh ăn quá mặn, không ăn đồ ăn đóng hộp, đồ khô.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Chú ý ăn uống, nghỉ ngơi điều độ.
  • Không nên suy nghĩ quá nhiều, tránh stress, tâm lý cần được thoải mái.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt mọi chỉ định của bác sĩ.

Yến sào Biển Đông hy vọng bài viết giúp ích được cho người đọc trong quá trình phục hồi và bồi bổ bằng yến sào.