Thành phần dinh dưỡng trong tổ yến

Hiện nay tổ yến không chỉ được xếp vào hàng “cao lương mỹ vị” mà còn được sử dụng như một loại dược phẩm vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên thành phần bên trong tổ yến gồm những gì?và giá trị mà nó mang lại cho sức khỏe của gia đình bạn nói riêng và con người nói chung như thế nào? Bạn hãy để yến sào Biển Đông giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé.

Tổ yến có chứa chất Lsoleucine chiếm 2,04%  giúp phục hồi sức khỏe sau khi luyện tập thể thao, giúp điều tiết đường trong máu,hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu. Chất Leucine (4,56%) điều chỉnh hàm lượng đường trong máu, Tyrosine (2,26%) giúp phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất dộc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu; Phenyl alanine (4,50%) đây là axit có chức năng bồi bổ não, tăng cường trí nhớ và tác động trực tiếp dến mọi hoạt động của não; Tryptophan (0,70%)  ngăn ngừa ung thư; Lysine (1,77%) giúp hấp thụ canxi  làm xương chắc khỏe, chống lão hóa cột sống, tránh được hiện tượng giãn cơ và mệt mỏi; Histidine (2,09%) giúp cơ thể phát triển và lien kết mô cơ bắp với nhau, tác động hình thành màn chắn myelin là một chất bảo vệ bao quanh dây thần kinh và giúp tạo ra dịch vị kích thích tiêu hóa; Agrinine (11,4%) là dược phẩm cải thiện điều hòa chức năng tình dục đàn ông cũng như phụ nữ.

Từ xa xưa yến xào đã được mệnh danh là thần dược, được mọi người xem là món ăn giá trị và quyền quý. Đây là món ăn vô cùng bổ dưỡng, chứa các khoáng chất như: Canxi, Magie, Kali,… và được chia làm rất nhiều loại dựa theo nguồn gốc, theo màu sắc và theo quan niệm của những người sành sỏi về yến. Trong đó bạch yến là loại yến được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường, ngoài ra còn một số loại yến như huyết yến, hồng yến,…Vì vậy giá trị sức khỏe mà tổ yến mang lại là vô cùng lớn.

Hàm lượng protein trong tổ yến cao (45 – 55%), chứa 18 loại axit amin, một số axit amin có hàm lượng rất cao như aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da có những axit amin không thể thay thế như cystein, phenylalanine (4,50%) có tác dụng tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời.

Trong yến sào còn chứa một khối lượng dồi dào các nguyên tố đa vi lượng như: Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr, Se,… đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng cường độ ẩm, giảm nếp nhăn, chống lão hóa, giúp da mịn màng săn chắc, hỗ trợ việc cải thiện hô hấp, giảm huyết áp, cải thiện chức năng tim, điều hòa lưu thông máu trong cơ thể, tăng tuổi thọ con người.

Bạn thấy đấy yến sào có rất nhiều dinh dưỡng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng chúng. Bởi yến sào có thể gây ra một số phản ứng dị ứng thậm chí là sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng.

Yến sào có hiệu quả tốt nhất khi được đem đi chưng cách thủy chứ không được nấu trực tiếp hoặc để sôi ở nhiệt độ 100 độ C. Yến sào chỉ nên được chế biến ở nhiệt độ vừa phải. Những bệnh nhân mắc rối loạn đường huyết như đái tháo đường hay viêm tụy thì yến sào Biển Đông khuyên bạn cần hạn chế ăn yến sào hoặc xin ý kiến của bác sĩ.